Văn hóa ẩm thực của người Cần Thơ ( Phần 3)
Cần Thơ là xứ miệt vườn, được thiên nhiên ưu đãi có nhiều loại cây trái để làm chua phục vụ cho các món đặc trưng của người cần thơ.
Ngoài các loại thông thường phổ biến các nơi như: me trái, me muối, cơm mẻ, trái giác, lá dấm, lá giang, cà chua, khóm… Cần Thơ còn có thêm chanh, khế, hạnh, xoài, mận v.v… Phần rau độn thì có bông súng, rau muống, rau nhúc, giá, bạc hà, bông so đũa, rau mác, cù nèo v.v…
Tất cả ba thứ: thực phẩm, chất làm chua và rau độn phải kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn với nhau mới tạo ra được nồi canh chua ngon đúng điệu. Ngoài ra, còn phải phối hợp thêm với gia vị, rau mùi, nước chấm theo đúng nguyên tắc luật định rõ ràng:Thí dụ: khi nấu canh chua cá lóc với giá, bạc hà, người ta thường dùng me muối để làm chua và chấm nước mắm trong, khi nấu canh chua lươn hoặc cá chạch với bông súng, rau muống, hoặc bông so đũa người ta thích món chua cơm mẻ và có ng¬ười thích chấm “muối ớt hơn nước mắm… Ngoài canh chua nấu bằng các loại cá người ta còn chế biến canh chua nấu với thịt gà, thịt vịt và cả thịt chuột đồng. Món cá kho được làm với tất cả các loại cá.
Cá nào cũng kho được, từ cá lóc cá trê ,cá rô cho đến cá chẽm, cá vồ (cá tra), cá ba sa, cá lăng… và có nhiều kiểu cách như: kho nước, kho khô kho mẳm, kho tộ, kho mắm …với liều lượng gia vị, muối, nước mắm, tiêu, hành, đường, mỡ… phù hợp với tính chất từng món mới ngon miệng. Thí dụ: cá rô thì nên kho tộ với mỡ, cá bống dừa, bống trứng thì phải kho tiêu ,cá kèo, cá lăng, cá chẽm thì kho mẳn (như loại canh mặn) thì mới ngon.
Các bài viết khác:
Bạn muốn gửi quan điểm của mình bằng cách nào?
No Comments
[…] Văn hóa ẩm thực của người Cần Thơ ( Phần 3) […]
[…] Văn hóa ẩm thực của người Cần Thơ ( Phần 3) […]