Các bệnh thường gặp mùa mưa (Phần 2)

 

Ngoài các bệnh về da thì các bệnh về xương khớp, bệnh về đường hô hấp cũng thường gặp vào mùa mưa.

Cảm lạnh thông thường và cúm

Đây là những bệnh trong chuỗi các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra nhất trên thế giới. Bệnh có thể do một số virus khác nhau gây ra và thường được gọi là nhiễm virus đường hô hấp trên.

Young Woman Sneezing into a Handkerchief

Cảm lạnh thông thường và cúm có thể bao gồm ho, chảy nước mũi, hắt hơi…

Bệnh thường lây lan trong không khí và qua tiếp xúc, ví dụ như hít phải virus bệnh trong không khí, tiếp xúc chung đồ vật với người bị bênh… Đối với bệnh cảm lạnh thông thường, việc điều trị cũng khá đơn giản, người bệnh nên uống nhiều chất lỏng như nước, nước trái cây tươi, súp…  Súc miệng bằng nước muối ấm, tránh hút thuốc và uống rượu cũng là một cách để phòng bệnh cảm lạnh.

Bệnh tiêu hóa

Với  môi trường nước bị nhiễm bẩn, các bệnh về tiêu hóa thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (ăn uống thiếu vệ sinh, chưa được nấu chín, sôi…). Bệnh thường không cần uống thuốc vẫn có thể tự khỏi hoặc giảm. Điều quan trọng nhất là  người bệnh cần chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp với thể dục hàng ngày và có đời sống tinh thần thoải mái.

Tiêu chảy là bệnh tiêu hóa khá phổ biến, nhiều người gặp trong những ngày mưa. Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa, do vi khuẩn gây nên. Nếu bị mắc bệnh này, bạn hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám.

Phòng chống bệnh bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tránh xa nguồn bệnh, thực hiện tốt ăn chín uống sôi…

Bệnh hô hấp do nhiễm siêu vi

Nhiễm siêu vi sẽ có các biểu hiện như sốt, sổ mũi, ho, có khi mắt đỏ, có thể kèm theo ói, lạnh run… Nhiễm siêu vi thông thường có thể hết trong vòng 2 – 4 ngày hoặc trong vòng một tuần. Tuy nhiên, nên cảnh giác những biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể diễn tiến từ từ nhưng cũng có thể rất nhanh, dẫn đến viêm cơ tim cấp, viêm phổi…, có thể gây sốt cao đột ngột trên 40 độ C, cần phải theo dõi nhiệt độ sát bằng nhiệt kế, không nên đo cảm tính bằng tay vì khi bị sốt, bệnh nhân có thể bị co mạch máu, cơ thể lạnh. Có thể hạ sốt bằng cách cho người bệnh mặc quần áo mỏng, đắp khăn ướt, uống nhiều nước. Dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng đã được chỉ định. Khi bị sốt trên 38,5 độ C kèm theo một trong những dấu hiệu nôn ói, thở mệt, li bì, co giật…, cần đến cơ sở y tế để khám ngay.

 Không có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với nhiễm siêu vi. Để phòng ngừa bệnh nên hạn chế dùng quạt máy và máy lạnh khi ngủ,  tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như bụi, khói, đặc biệt là khói thuốc lá, trẻ cần được mang khẩu trang khi ra đường. Đồng thời nên chích ngừa sởi, quai bị, viêm não Nhật Bản.

Bệnh đau xương khớp, đau cơ

Bệnh đau xương khớp, đau cơ cũng là bệnh hay gặp, nhất là ở những người đã có tiền sử bị bệnh. Trong những ngày mưa, thời tiết chuyển lạnh khiến các mạch máu ngoại vi làm giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, khớp gây các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.

cac-benh-thuong-gap-mua-mua-phan-2-2

Bệnh đau khớp là hậu quả của quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp. Người bệnh luôn cảm thấy đau nhức ở các khớp như ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai… Không những đau, các khớp còn bị sưng, khó vận động đặc biệt là sáng sớm. Lời khuyên tốt nhất để phòng bệnh này là nên luyện tập thể thao. Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Ngoài ra, cần một chế độ ăn uống hợp lý:  thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi, uống thật nhiều nước để duy trì độ trơn  tru giữa các khớp.

Bệnh sốt rét

Là một trong những bệnh nguy hiểm nhất xuất hiện vào mùa mưa. Bệnh sốt rét do muỗi Anophen cái gây ra. Muỗi mang mầm bệnh từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh. Khi bị sốt rét, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ…

Đê tránh muỗi đốt gây bệnh sốt rét, bạn cần chú ý tiêu diệt muỗi, bọ, loăng quăng xung quanh nhà, nhất là ở những vũng nước đọng. Lưu ý đóng kín cửa khi về chiều và ban đêm để tránh muỗi vào nhà.

Khi ngủ, cần nằm màn để giảm nguy cơ tiếp xúc với muỗi. Tốt nhất bạn nên dự trữ một số thuốc hạ sốt tại nhà để phòng tránh sốt đột ngột trong đêm.

Bệnh sốt xuất huyết

Tháng 6 – 10 âm lịch là cao điểm của bệnh sốt xuất huyết. Những nơi bùn lầy nước đọng xung quanh nhà hoặc các nơi ẩm thấp tối tămlà môi trường sống lý tưởng của muỗi vằn, trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Bệnh có biểu hiện như sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài 2 – 7 ngày, xuất huyết dưới dạng chấm rải rác trên da, chảy máu cam, ói ra máu kèm theo một số triệu chứng không đặc hiệu như: chán ăn, đau cơ, đau khớp, đau bụng.

Bệnh nhân có thể bị trụy tim mạch, dễ đưa đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng mức. Khi nghi ngờ sốt xuất huyết, cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiện vẫn chưa có thuốc ngừa bệnh sốt xuất huyết, do đó việc phòng bệnh hơn chữa bệnh là điều quan trọng.

 Bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng không phải là một bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn, bất tiện cho người bệnh khi ăn uống và vệ sinh răng. Biểu hiện bệnh bắt đầu thường là bên trong miệng xuất hiện những mụn nước nhỏ hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2 – 10mm… Những mụn này dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc miệng, đau và xót khi nói và ăn các chất mặn, uống nước nóng… Nơi xuất hiện các vết loét thường là ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi…

Bệnh lành tính, không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự khỏi. Nếu không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm. Bệnh có nhiều nguyên nhân gây nên: có thể là vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng.

Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein… làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. 

Các bài viết khác:

 
 

Bạn muốn gửi quan điểm của mình bằng cách nào?

Loading Facebook Comments ...
 

0 Comments

You can be the first one to leave a comment.

 
 

Leave a Comment

 

You must be logged in to post a comment.