Người yếu nên tránh xa món cua
Thịt cua có giá trị dinh dưỡng tương đối cao. Hàm lượng protein trong thịt cua chiếm khoảng 14%. Ngoài ra, thịt cua còn chứ nhiều chất béo, đường, vitamin A, sắt, kẽm…
Tuy nhiên, thịt cua có tính hàn và rất khó tiêu. Vì vậy, người bị cảm phong hàn, ho, nhiều đàm hay người đang yếu mệt, người tiêu hóa kém không nên ăn cua, đặc biệt là không nên ăn quá nhiều thịt cua trong một lần vì sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày. Những người mắc bệnh cao huyết áp, động mạch vành cũng không nên ăn nhiều do hàm lượng cholesterol trong thịt cua khá cao.
Trong hai loại cua đồng và cua biển thì cua đồng khi ra khỏi nước sống dai hơn cua biển. Với cua biển, bạn lưu ý không nên chế biến khi cua đã chết vì vi khuẩn trong nội tạng của cua sinh sôi rất nhanh sau khi cua chết. Chúng nhanh chóng xâm nhập vào thịt cua. Nếu ăn phải loại cua này, bạn rất dễ bị ngộ độc.
Với những con cua yếu, bạn nên làm sạch cua trước khi chúng chết. Cua có đặc điểm là thức ăn của chúng là những động vật đã thối rữa, vì vậy bạn cần lưu ý làm thật sạch hai bộ phận của cua là: Mang (bộ phận nằm hai bên thân cua có hình giống như lông mày, xếp thành từng hàng. Mang là cơ quan hô hấp của cua nên bên trong có rất nhiều chất bẩn và kí sinh trùng) và dạ dày (là cái túi nhỏ có hình tam giác nằm ở phần yếm của cua. Trong dạ dày cua có rất nhiều chất bẩn) sau đó rửa sạch cho vào tủ đá để ướp đông lạnh nếu chưa kịp chế biến.
Bạn muốn gửi quan điểm của mình bằng cách nào?
No Comments
[…] Người yếu nên tránh xa món cua […]
[…] Người yếu nên tránh xa món cua […]