Home » Lò vi sóng »
Nhận định đúng về lò vi sóng
Đồ nhựa dùng cho lò vi sóng có thực sự an toàn? Thực phẩm được nấu chín bằng lò vi sóng có đảm bảo vệ sinh? Nấu ăn bằng lò vi sóng có làm mất chất dinh dưỡng?… Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời qua phần giải đáp của các nhà khoa học Mỹ dưới đây:
1.Thực phẩm không bị nhiễm phóng xạ khi nấu bằng lò vi sóng
Quan niệm về việc thực phẩm nấu bằng lò vi sóng sẽ bị nhiễm phóng xạ đã tạo ra một cụm từ mới “bữa ăn hạt nhân” tuy nhiêu điều này là không chính xác vì lò vi sóng không khiến thức ăn bị nhiễn phóng xạ hay có bất kỳ phản ứng hạt nhân nào cả.
Nguyên nhân là do lò vi sóng sử dụng sóng viba (sóng vô tuyến điện – sóng điện từ). Tia X và các phản ứng hạt nhân có sức mạnh hơn sóng viba hàng triệu lần. Nếu bạn nấu thức ăn bằng phản ứng hạt nhân thì thực phẩm sẽ bốc hơi mất và ảnh hưởng sức khỏe không chỉ riêng bạn mà gồm cả hàng xóm của bạn
2. Chưa có chứng minh đồ nhựa là vô hại cho sức khỏe
Sử dụng đồ nhựa chứa thức ăn để đun nấu trong lò vi sóng chắc chắn sẽ làm gia tăng cơ hội để các chất hóa học thôi nhiễm vào thực phẩm. Dù chúng không chứa các chất độc thì vẫn có nguy cơ bị nấu chảy gây cháy.
Hãy xem ghi chú “microwave safe” (an toàn với lò vi sóng) hoặc các biểu tượng lò vi sóng bé xíu trên các đồ nhựa. Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm FDA cho biết những đồ nhựa dùng cho lò vi sóng vẫn chứa một lượng chất hóa học nhất định nhưng vẫn trong mức cho phép, đảm bảo an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, tốt hơn cả là mọi người nên sử dụng các thiết bị làm từ thủy tinh để đảm bảo an toàn.
Bạn có thể kiểm tra độ an toàn của các đồ nhựa của mình bằng các đặt chúng vào lò vi sóng và quay ở nhiệt độ cao trong khoảng 30 giây. Nếu chúng trở nên nóng dù không chứa gì trong đó thì bạn không nên sử dụng chúng.
3. Lò vi sóng giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn cách nầu thông thường
Cách nấu ăn thông thường sẽ làm mất chất dinh dưỡng hơn so với việc sử dụng lò vi sóng. Điều này là do khi nấu ở nhiệt độ cao và thời gian nấu nướng kéo dài làm thực phẩm bay hơi mà trong đó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí dù bạn chỉ chần qua rau cũng đã làm thất thoat các khoáng chất cùng vitamin do bị hòa tan vào nước. Sự thất thoát này tuy không làm cơ thể thiết hụt nhu cầu dinh dưỡng nhưng nói chung sử dụng lò vi sóng nấu ăn ít gây hao phí chất dinh dưỡng hơn.
4. Nước siêu nóng có thể dẫn tới hiện tượng “phun trào”
Điều này xảy ra khi đun sôi nước tới 212 độ C. Một túi nước siêu nóng có thể sẽ đội lên từ dưới bề mặt, phun cao như hiện tượng núi lửa phun trào.
Sự phun trào này không xảy ra khi nước đang sôi mà chỉ xảy ra khi bạn đổ nước ra cốc hay thêm một số chất lạ (cà phê, trà, đường) thì nước mới phun trào lên khỏi bề mặt gây nguy hiểm cho bạn.
May mắn là điều này hiếm khi xảy ra.Nước siêu nóng thường sẽ xảy ra khi đun nước trong chiếc cốc quá sạch như vừa được lấy từ máy rửa bát.
Bạn có thể hạn chế điều này bằng cách cho một chút trà hoặc cà phê vào cốc trước khi đun trong lò vi sóng hay đặt một chiếc thìa có thể dùng trong lò vi sóng vào cốc trước đó . Khi lò vi sóng kết thúc chương trình đun, hãy dùng thìa khoắng lên 1 cái.
5. Thực phẩm và chất lỏng không nóng đồng đều khi dùng lò vi sóng
Khác với khi đun nấu thông thường thì nấu bằng lò vi sóng không làm nóng từ ngoài vào trong mà sẽ làm nóng thực phẩm theo điểm khiến cho thực phẩm có các vị trí nóng, lạnh khác nhau.
Một cái thố hình tròn sẽ rất hữu ích trong việc làm nóng đều thực phẩm vì bản thân chiếc đĩa trong lò vi sóng khi vận hành cũng sẽ quay tròn như bánh xe.
Việc làm nóng không đều cùng là nguyên nhân không thể diệt hết vi khuẩn trong thực phẩm vì chúng sẽ tồn tại ở những điểm lạnh.
Việc hâm nóng sữa mẹ bằng lò vi sóng không an toàn như mọi người suy nghĩ. Sữa sẽ rất nóng ở một số chỗ và có thể gây bỏng cho trẻ ở miệng hay họng. Tương tự, dùng lò vi sóng để làm nóng hũ mứt ăn liền cho trẻ cũng có thể khiến chúng rùng mình ở những vị trí mứt lạnh do sóng không tới. Vậy nên, hãy đổ thực phẩm ra đĩa đê làm nóng đều, quấy kỹ và nếm thử thức ăn trước khi cho trẻ thưởng thức.
6. Nguy cơ từ lò vi sóng là rất ít
Một nghiên cứu chưa được kiểm chứng cho biết tác động lâu dài của lò vi sóng lên sức khỏe con người. Tuy nhiên, kể từ khi lò vi sóng được sử dụng rộng rãi từ thập kỷ 70 tới nay, nó được mặc nhiên thừa nhận là tạo ra rất ít nguy cơ bởi đa phần thực phẩm cho vào lò vi sóng đều đã qua chế biến thông thường.
FDA rất nỗ lực để đưa ra tiêu chuẩn về bước sóng an toàn nhằm hạn chế tối đa những tác hại từ lò vi sóng. Kết quả là lò vi sóng làm sau năm 1971 luôn được hạn chế ở mức 5milliwatt bước sóng/cm2 thực phẩm. Theo FDA, mức này hoàn toàn vô hại với sức khỏe con người.