Home » Công nghệ mới »
Tại sao cha đẻ Flappy Bird gỡ trò chơi gây sốt.
2 giờ sáng nay, giờ Việt Nam, có một quyết định mà chỉ vài tiếng sau gây chấn động trên báo chí trong và ngoài nước cũng như trên các mạng xã hội
- Những nguyên nhân gây ra việc gỡ bỏ Flappy Bird.
- Flappy Bird tạo “cú hích” cho ngành ứng dụng Việt Nam.
Nguyễn Hà Đông, người tạo ra trò chơi Flappy Bird làm điên đảo toàn cầu, quyết định gỡ chú chim nhỏ 22 giờ sau đó.
Báo Tây báo ta lao vào đăng tải sự kiện này, có báo nói rằng chàng trai 29 tuổi lo ngại khả năng xảy ra kiện tụng “đạo game” hay xâm phạm bản quyền, sợ bị phát giác có dùng thủ thuật để kích lượng tải.
Những tờ báo nổi tiếng như USA Today, Forbes, Huffington Post, CNET News, Independent, Guardian hay các trang công nghệ nổi tiếng như TechCrunch đều đưa thông tin về tuyên bố của Nguyễn Hà Đông. Có báo đặt vấn đề phải chăng Đông không chịu nổi sức ép của việc nổi tiếng quá nhanh.
Không ít người dùng trên mạng xã hội cũng chế giễu việc một quan chức nào đó của Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan thuế “phải bắt tay ngay vào rà soát để đảm bảo không thất thu thuế cũng như sự công bằng với những người đang nộp thuế khác.” Tóm lại, nhiều người quy vào một chữ “sợ.”
Trở lại cơn chấn động đầu tiên vào ngày 3 Tết, tức là cách đây đúng 1 tuần, khi ngành IT của Việt Nam chưa có một sản phẩm nào được nhắc đến nhiều như thế, đã có bao kỳ vọng đầu năm mới vào một lĩnh vực trò chơi điện tử cho điện thoại di động.
Trả lời phỏng vấn của Vietnam+, nhiều chuyên gia IT đều cho rằng việc thành công về lượt tải hay mức doanh thu của Flappy Bird là niềm tự hào của ngành ứng dụng Việt Nam. Họ nói đây cũng sẽ là liều thuốc kích thích để các doanh nghiệp nội dung Việt Nam đầu tư hơn nữa trong việc phát triển các ứng dụng, chinh phục người dùng thế giới.
Tôi thích cách so sánh sự nổi tiếng của Flappy Bird với sự kiện giành giải Fields của Giáo sư Ngô Bảo Châu của Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc công ty ePi Technologies, nói trên ICTNews. Một tờ báo khác chất vấn rằng chuyện so sánh một công trình kết tinh trí tuệ đỉnh cao của con người với một “tiểu phẩm” công nghệ gây ngạc nhiên hứng thú cho người chơi game là khoảng cách một trời một vực. Song thực tế, theo tôi, sự cao siêu của GS Ngô Bảo Châu thì không mấy người học theo được, còn chú chim đập cánh sẽ là niềm hứng khởi cho một thế hệ các lập trình viên game trẻ.
Tiếc thay, nhiều tờ báo và trang điện tử coi Nguyễn Hà Đông như một miếng mồi ngon. Nhiều tờ báo nước ngoài phân tích có chừng mực nhưng không ít bài viết khá hằn học, moi móc. Nhiều báo trong nước thì vội vàng đăng tải lại ý kiến của cây viết nọ, nhà bình luận kia tận nơi xa xôi về khả năng bị kiện hàng tỷ USD hay hoài nghi “đạo game” nào đó.
Và khi thông tin về khoản doanh thu quảng cáo 50.000 USD/ngày từ Flappy Bird lộ ra thì niềm tự hào về một sản phẩm của Việt Nam khuynh đảo thế giới dường như đã bị chuyển hóa thành sự ghen tị, đố kỵ. Nguyễn Hà Đông thậm chí còn trở thành đối tượng bị săn đuổi của một số tờ báo: họ túc trực quanh nhà, tra vấn phụ huynh, hỏi hàng xóm xem có biết bên cạnh nhà có người kiếm nhiều tiền như thế (nói một cách hơi quá thì chẳng khác nào chỉ đường cho trộm đến nhà).
Các bài viết khác:
Bạn muốn gửi quan điểm của mình bằng cách nào?
No Comments
[…] Tại sao cha đẻ Flappy Bird gỡ trò chơi gây sốt. […]
[…] Tại sao cha đẻ Flappy Bird gỡ trò chơi gây sốt. […]