Làm gì khi laptop bị dính nước ? (Phần 1)

 

Chất lỏng là kẻ thù số một của các thiết bị điện tử, laptop không phải là ngoại lệ. Vậy làm thế nào khi laptop bị dính nước.

>> Hướng dẫn kiểm tra khi mua laptop cũ (Phần cuối)

Các bước cấp cứu

1. Tắt máy: Mối nguy hại lớn nhất cho máy chính là chập mạch, và sự điện phân này sẽ xảy ra ngay khi nước tiếp xúc với các mạch điện. Do vậy, bạn cần nhanh chóng cắt nguồn và tháo pin ra khỏi máy. Có hai tình huống: laptop của bạn đang chạy bằng nguồn AC cắm ngoài, hay từ pin. 

Laptop đang chạy bằng pin và dây nguồn không cắm vào ổ điện.

– Nếu máy vẫn còn hoạt động và không thấy có hiện tượng gì khác lạ như nhấp nháy màn hình, nghe tiếng bíp, hay có mùi khét, bạn tắt máy theo cách tắt hệ điều hành bình thường (nhằm lưu lại công việc đang làm dở của mình), sau đó tháo cục pin ra khỏi máy.
– Nếu thấy máy có gì bất ổn, lập tức tắt máy bằng cách nhấn và giữ nút Power, hoặc là tháo pin ra ngay lúc đó luôn.

* Trường hợp thứ hai, nếu máy được kết nối nguồn AC, bạn đừng để tay dính nước, không được chạm vào bất kỳ vật kim loại nào, chọn chỗ nào khô ráo, sau đó đút một tay vào trong túi, còn tay kia ngay lập tức rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm. Kế tiếp, tháo cục pin ra theo cách trên.

2. Lật ngược máy lại ngay: để ngăn ngừa nước tiếp tục chảy, hoặc thấm sâu hơn vào bên trong máy.

laptop-dinh-nuoc-1

3. Lau chùi ngay chỗ nào trên máy bị dính nước mà bạn có thể chùi được. Sử dụng khăn giấy, hoặc vải trơn không xơ hút được nước.

4. Kiểm tra lại bàn phím. Nếu laptop có bàn phím được thiết kế bảo vệ các linh kiện bên trong khỏi bị dính nước thì cũng đừng bỏ qua bước này:
+ Đổ cho nước chảy ra hết khỏi miếng dán bảo vệ bàn phím.
+ Tháo rời và chùi sạch sẽ bàn phím.

laptop-dinh-nuoc-2

5. Chùi sạch chỗ nào còn dính nước: Những chỗ đó có thể là màn hình, các phím trên bàn phím, và các nút bấm. Dùng một miếng vải sạch, không xơ, và nhúng hơi ướt một chút để chùi. Nếu thấy cục pin hay adaptor cũng bị dính nước, bạn cũng phải lau khô ngay.

6. Tháo rời thiết bị di động ra khỏi máy: nhưchuột, ổ flash, ổ cứng gắn ngoài thông qua cổng USB, hoặc các thiết bị nối qua cổng Serial,….

7. Khử tĩnh điện cho thân thể: Đeo vòng khử tĩnh điện, hoặc cho thân thể tiếp đất.

8. Tháo vỏ máy ra: Vì hầu hết các thức uống đều chứa các loại hóa chất có thể ăn mòn các bo mạch bên trong, nên nếu không thể lau chùi được hết từ bên ngoài, chúng ta buộc lòng phải tháo luôn cả vỏ máy ra để lau hết bằng được bên trong.

+ Nếu bạn không dám hoặc ngại tháo rời các linh kiện bên trong ra thì nên đem ngay ra tiệm, hoặc nhờ ai đó có khả năng tháo lắp laptop.
+ Tháo ổ cứng ra khỏi máy để bảo vệ dữ liệu. Tháo cả ổ quang (CD/DVD) ra luôn.
+ Tháo rời thanh RAM và các loại card khác ra khỏi máy.

 

Xem thêm:

>> Hướng dẫn kiểm tra khi mua laptop cũ (Phần 1)

>> Tăng gấp đôi tuổi thọ pin (Phần cuối)

>> Tăng gấp đôi tuổi thọ pin (Phần 1)

 

Related Posts

  • No Related Posts
 

Bạn muốn gửi quan điểm của mình bằng cách nào?

Loading Facebook Comments ...
 

No Comments

  1. […] Chất lỏng là kẻ thù số một của các thiết bị điện tử, laptop không phải là ngoại lệ. Vậy làm thế nào khi laptop bị dính nước. […]

  2. […] >> Làm gì khi laptop bị dính nước ? (Phần 1) […]

  3. […] >> Làm gì khi laptop bị dính nước ? (Phần 1) […]

  4. […] >> Làm gì khi laptop bị dính nước ? (Phần 1) […]

 
 

Leave a Comment

 

You must be logged in to post a comment.