Kinh nghiệm để du lịch Chùa Hương tốt đẹp (phần 1)
Tapchinhabep.edu.vn chia sẻ một vài thông tin, kinh nghiệm du lịch Chùa Hương mà đã đúc rút được qua những lần đưa khách đi và qua nhận xét của du khách
Có lẽ khi nhắc tới Chùa Hương, ai trong chúng ta là người dân Việt Nam đều biết đây là một lễ hội lớn và mang nhiều nét văn hóa đặc sắc. Có hai hoặc nhiều địa danh mang tên Chùa Hương, tuy nhiên lễ hội lớn nhất vẫn là lễ hội Chùa Hương tại huyện Mỹ Đức – Hà Nội (Hà Tây cũ). Lễ hội Chùa Hương kéo dài từ tháng giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch, thời điểm diễn ra phần lớn các lễ hội trong cả nước.
Nhằm mang đến cho du khách có cái nhìn tổng quát, có thông tin, kinh nghiệm trước khi về với Chùa Hương, chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin, kinh nghiệm du lịch Chùa Hương mà đã đúc rút được qua những lần đưa khách đi và qua nhận xét của du khách. Đây có thể là các thông tin đầy đủ nhất về Chùa Hương. Hãy đọc để có những thông tin cần lưu ý khi đến với thắng cảnh Hương Sơn, Chùa Hương.
Đường đi Chùa Hương
Từ trung tâm Hà Nội, du khách có nhiều đường để ra đường Nguyễn Trãi. Đi thẳng theo đường Nguyễn Trãi đến ngã ba Ba La (cuối đường Quang Trung – Hà Đông) rẽ trái để đi theo đường Tế Tiêu, đến thị trấn Đại Nghĩa – Mỹ Đức, bạn tiếp tục rẽ trái đi thẳng là đến với quần thể danh thắng Hương Sơn hay còn gọi là khu di tích Chùa Hương. Đến đây, du khách sẽ được biết đến Bến Đục, sau đó lên đò trên dòng suối Yến để vào trung tâm của khu danh thắng.
Nên đi Chùa Hương vào thời điểm nào?
Du khách đến với Chùa Hương vào tất cả các mùa quanh năm bởi các dịch vụ phục vụ liên tục. Lễ hội Chùa Hương kéo dài từ tháng giếng cho đến hết tháng ba âm lịch. Đây là thời điểm đông nhất và là chính hội. Bạn nên đi tránh thời gian này bởi tại Chùa Hương rất đông đúc. Nên đi vào các tháng khác trong năm để du khách thưa thớt, tránh được những tệ nạn như móc túi, chen lấn, xô đẩy.
Nếu đi vào tháng chính hội thì hợp cho đi lễ nhưng chắc chắn bị chặt chém và chen lấn.
Các điểm tham quan chính tại Chùa Hương
Tại quần thể khu di tích Chùa Hương có khá nhiều địa danh để bạn có thể khám phá. Ngoài những cái tên nghe quan như Bến Đục, Suối Yến còn có Đền Trình, Thiên Trù, Động Hương Tích…
Các tuyến tham quan gồm có:
Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích
Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài
Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm
Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn
Giá vé thắng cảnh tại Chùa Hương
Do Chùa Hương gắn liền với những điểm du lịch sinh thái, các cảnh đẹp khác nên ban quản lý khu di tích có bán vé thắng cảnh cho du khách. Giá vé thắng cảnh thường bán là 40,000 đ/ vé và vé thuyền là 50,000 đ/ người. Tại đây hiện đã có cáp treo phục vụ khách du lịch trong một vài năm nay. Giá vé cáp treo khứ hồi là 120,000 đ/ khách, giá vé đi một chiều là 80,000 đ/ khách.
còn tiếp…
Bạn muốn gửi quan điểm của mình bằng cách nào?
No Comments
[…] Kinh nghiệm để du lịch Chùa Hương tốt đẹp (phần 1) […]
[…] Kinh nghiệm để du lịch Chùa Hương tốt đẹp (phần 1) […]
[…] Kinh nghiệm để du lịch Chùa Hương tốt đẹp (phần 1) […]