Phương pháp dạy trẻ bướng

 

Với trẻ ương bướng cha mẹ càng nói nhiều, càng giảng giải cho trẻ nhiều thì chúng càng thích gây sự. Với những trẻ này, cha mẹ cần phải thật kiên nhẫn, không nên đánh mắng trẻ, càng không nên nói trẻ là “cứng đầu” ngay trước mặt trẻ vì như thế sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của con, khiến bé càng mặc cảm, tự ti và bất cần. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến các bậc phụ huynh 4 phương pháp điều trị trẻ cứng đầu hữu hiệu.

Tôi đã nói câu này với đứa con gái 4 tuổi của mình thay cho những lần tức giận và con bé đang dần thay đổi, bớt ương ngạnh, bớt rên rỉ hẳn…

day-con-1

Con gái tôi rất ương ngạnh, lúc thích thế này, lúc thích thế khác. Con bé còn thường rên rỉ, có khi khóc toáng lên chỉ vì… không được đi chơi. Một lần, tôi mải nấu ăn nên dặn con chơi trong phòng nhưng con bé ra phòng khách và làm bể bình hoa, nước chảy đầy sàn, còn nó thì đứng khóc. Tôi chán nản vì cứ phải giải quyết những vụ việc này, vừa phải dọn nhà, vừa phải giúp con thay quần áo và dỗ con nín nữa.

1. Nén cơn giận

Lần khác, con tôi mở tủ, ôm hết áo quần của mình ra chơi, và dù nói thế nào cũng không chịu cất. Tôi tuy rất bực mình, nhưng nhớ những gì cô bạn dặn, đã áp dụng ngay: “Thật tiếc. Mẹ phải cất chúng đi rồi”. Và tôi cất luôn vào tủ khóa lại. Nếu như lúc trước, tôi sẽ dài dòng nào là mẹ đi làm cực khổ để lo cho con, mua quần áo cho con, vậy mà con lại đem chúng chơi. Nếu con còn chơi như vậy, mẹ sẽ không bao giờ mua nữa… Lần này, tôi tuyệt nhiên không nói gì.

Hôm sau, con bé hỏi: 

  – Có phải mẹ đã cất cái đầm hồng con thích nhất vào tủ của mẹ, đúng không?

  – Đúng vậy con yêu

 – Khi nào mẹ sẽ trả cho con?

 – Đến lúc con ngoan

Con bé giậm chân và khóc, còn tôi im lặng tiếp tục công việc của mình. Sau một lúc, con bé lại rên rỉ:

 – Con thích cái áo đầm đó, mẹ trả nó cho con

– Con yêu, mẹ sẽ trả nó cho con khi con ngoan

– Con sẽ ngoan mẹ à, mẹ trả nó cho con trước đi

Thật đáng tiếc con gái à

day-con-2
Cha mẹ càng nói nhiều, càng giảng giải cho trẻ nhiều thì chúng càng thích gây sự.

2. Im lặng là thượng sách

Con gái tôi còn có tật lười ăn. Trước đây, tôi luôn phải giải thích cho con rằng con phải ăn món này món kia mới khỏe mạnh, thì bây giờ, tôi để bé tự ăn. Khi con bé ngậm thức ăn trong miệng, tôi chỉ nhắc con “Ăn đi con, mẹ con mình có nửa tiếng để ăn”. Hết thời gian, tôi đứng dậy, dọn dẹp bàn ăn và nói với con:“Thật đáng tiếc, hết giờ rồi, con yêu!”. “Nhưng con vẫn chưa xong mà”. Tôi im lặng. Con bé bắt đầu khóc. Tôi đưa con về phòng, đóng cửa, đứng ngoài. Một lúc sau con bé nín, tôi vào phòng con, nói chuyện vui vẻ. Con bé ngạc nhiên vì mẹ không còn “nhiều lời” như lúc trước.

Con gái tôi bây giờ rất ngoan. Mỗi khi con làm sai, tôi chỉ nhìn con. Chẳng hạn khi bé chơi đồ chơi, bày bừa khắp phòng, tôi nhìn con, con bé vội vàng: “Mẹ ơi, con dọn đồ chơi nhé!”. Tôi phát hiện ra, chúng ta càng nói nhiều, càng giảng giải cho trẻ bao nhiêu thì trẻ càng thích có hành vi sai trái bấy nhiêu. Còn khi chúng ta im lặng, trẻ sẽ có thời gian để suy nghĩ về hành vi của mình.

3. Không nên đánh mắng trẻ

Nhiều bậc phụ huynh có phương pháp giáo dục con khá thô bạo, hễ con sai là bất chấp phải trái đúng sai cứ mắng tràn, thậm chí còn dùng đến cả chân tay để giáo dục con. Dần dần, bé sẽ trở nên lì hơn, và trẻ không hề biết đến cảm giác hổ thẹn.

Cha mẹ không nên động một tí là đánh mắng con trẻ mà nên để ý đến phương pháp giáo dục. Thông thường hãy cho trẻ 7 điểm thưởng và 3 điểm phạt, nếu chỉ phạt mà không thưởng thì trẻ sẽ miễn dịch với sự trách phạt.

4. Giúp trẻ có quan niệm đúng đắn về đúng sai, phải trái

Nhiều trẻ không có cảm giác xấu hổ và biết lỗi có thể do đã lẫn lộn giữa cái đúng và cái sai; những việc lẽ ra nên xấu hổ thì trẻ lại tỏ ra kiêu ngạo. Mấu chốt của việc giúp trẻ có quan niệm đúng đắn về phải trái chính là ở cha mẹ.

Tâm hồn của trẻ giống như một tờ giấy trắng, nhận thức về cái đúng, cái sai chủ yếu là do cách giáo dục và làm gương của cha mẹ. Không dừng lại ở việc nói cho trẻ rõ thế nào là đúng, thế nào là sai mà cha mẹ còn cần phải có hành động tương ứng để làm gương cho trẻ.

5. Lập ra giới hạn cho con

– Khi bé không nghe lời, đừng nổi nóng; hãy nhẹ nhàng với bé và để bé thấy hậu quả của việc bé đáng làm.

– Đừng dài dòng cảnh báo với bé, rằng tại con thế này thế kia, mẹ đã nói nhiều rồi, tại sao không nghe lời.

– Đừng chú ý quá nhiều đến bé khi bé đang khóc hay giận dữ, kiểu như: con đã biết lỗi của con chưa.

– Đừng cho bé thấy bạn quan tâm đến bé quá nhiều.

 

Tham khảo thêm các chuyên đề đặc sắc khác: Bếp từ– Bếp điện-hồng ngoại – Máy hút mùi – Lò vi sóng – Máy giặt – Tủ lạnh – Bếp gas

 
 

Bạn muốn gửi quan điểm của mình bằng cách nào?

Loading Facebook Comments ...
 

0 Comments

You can be the first one to leave a comment.

 
 

Leave a Comment

 

You must be logged in to post a comment.