Cá mè – đơn giản mà chữa được nhiều bệnh
Cá mè thịt chắc, vị ngọt, béo nhưng không ngấy, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ não tủy, nhuận phế, ích tỳ vị…
- Những vật dụng sinh hoạt trong gia đình gây ảnh hưởng tới bé
- Hành tây – vị thuốc tuyệt vời (phần cuối)
Thịt cá có nhiều protid; mỡ cá có nhiều acid béo không no; mật cá chứa sterol. Trong Đông y, cá mè còn gọi là liên ngư, bạch cước liên, phường ngư. Bộ phận dùng làm thuốc là thịt, mỡ và mật cá.
Dùng cho người suy nhược, sốt, chán ăn: cá mè tươi 300g, khởi tử 30g. Cá mè làm sạch, bỏ đầu và xương, thái lát mỏng; nấu kỹ với khởi tử. Trước khi ăn có thể thêm giá đỗ xanh, gừng, rau mùi, rau cần, hành, muối, hồ tiêu; đun chín, ăn trong ngày.
Dùng cho bệnh nhân phù nề, tiểu tiện ít: cá mè 1 con, đậu đỏ hạt 30g. Cá mè làm sạch, cho vào nồi hầm nhừ với đậu đỏ, thêm gia vị thích hợp. Ăn một đợt trong 5 – 7 ngày.
Dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt (huyễn vững), mỏi tay chân: đầu cá mè 1 chiếc, thiên ma 15g. Cho đầu cá, thiên ma, thêm muối gia vị và nước với số lượng thích hợp, hầm nhừ. Ăn một đợt 5 – 7 ngày.
Kiêng kỵ:
Các trường hợp nội nhiệt táo bón, lở ngứa, mụn nhọt không nên ăn. Không nên ăn gỏi cá mè hoặc ăn cá chưa nấu chín do cá thường mang ấu trùng sán lá gan.
- Những điều cần lưu ý khi chế biến thực phẩm cho bé
- Thiếu ngủ thường xuyên khiến bạn tăng cân nhanh chóng?
Tham khảo các chuyên mục đặc sắc khác: bếp từ – bếp hồng ngoại – máy hút mùi – lò vi sóng – bếp gas
Bạn muốn gửi quan điểm của mình bằng cách nào?
0 Comments
You can be the first one to leave a comment.