Đặc sản Thanh Hóa xưa và nay (phần 6)

 

Cá rô Đầm sét có nguồn gốc xã Xuân Thiên, Thọ Xuân, Thanh Hóa – một sản vật dân dã, đã ăn rồi thì khó có thể quên. Cá rô Đầm Sét sinh sống tự nhiên thường tập trung ở các con rạch, ruộng nước, ao hồ… 

Cá rô Đầm Sét

Cá rô Đầm sét có nguồn gốc xã Xuân Thiên, Thọ Xuân, Thanh Hóa – một sản vật dân dã, đã ăn rồi thì khó có thể quên. Cá rô Đầm Sét sinh sống tự nhiên thường tập trung ở các con rạch, ruộng nước, ao hồ… Mùa hè là mùa cá rô ngọt và béo nhất, sang tháng 7 cá bắt đầu sinh sản, bụng căng tròn hai bầu trứng vàng ươm. Cá rô nơi đây chỉ to cỡ hai đầu ngón tay khép khít, màu phớt vàng như màu nghệ, tròn trịa, vẩy xanh bóng nhẫy. Cá rô có tính bình, vị ngọt và không độc, có thể chữa được nhiều bệnh. Giản dị từ nguyên liệu đến cách chế biến và thưởng thức nên dù là món ăn dân dã nhưng lại được nhiều người ưa thích.

ca-ro-dam-set

Cá rô rán hay nấu canh hương vị đều rất ngon, đặc biệt là cá rô rán vàng. Khi dầu rán đã đun sôi già, thả chìm từng con cá vào chảo dầu giúp cá chín đều và da không bị bong khỏi thịt cá. Ðể ngọn lửa cháy đều vừa phải cá sẽ chín từ từ. Khi nào cá rô chuyển màu vàng sẫm, thân hơi cong lên, mùi thơm phức là cá chín và có thể gắp ra đĩa. Khi thưởng thức, cá rô chấm với nước mắm ngon hay tương Bần thêm vài giọt chanh, ít gừng, vài lát ớt thái nhỏ thì mới cảm nhận được hết vị đậm, béo ngậy, giòn thơm và mới hiểu vì sao đây là một món ăn đặc sản xưa kia từng được đem tiến vua. Vào mùa hè được thưởng thức món cá rô Đầm Sét nấu canh rau cải thì khó lòng có thể từ chối bởi sự kết hợp giữa vị thanh – mát, ngọt – ngon.

Mía Kim Tân

Kim Tân là thị trấn – trung tâm trao đổi mua bán sầm uất của huyện Thạch Thành. Nơi đây nổi tiếng với những đồi mía trải dài bất tận, vào mùa thu hoạch mía người dân thường tập trung về thị trấn mua bán từ đó cái tên mía Kim Tân ra đời.
Mía Kim Tân xứ Thanh, vừa tròn đều, vàng óng. Chất đất đỏ màu mỡ trên đồi giúp cây mía sinh trưởng tốt và tích tụ mật ngọt thơm. Thân mía không cao như mía dưới xuôi, ước chừng đến đầu người; mình tròn lẳn như cổ tay người con gái ở tuổi đương xuân; dóng mía thưa mắt, mía ăn thật giòn, mềm và ngọt; mặt ngoài dóng mía có màu tím biếc nhìn đã thấy ưa.

mia-kim-tan
Mía Kim Tân bổ dưỡng và rất lành nên còn gọi là mía thuốc. Một ly nước mía ướp lạnh có thể làm du khách dịu ngay cơn khát trưa hè; vào mùa đông bên bếp than hồng được ngồi nhâm nhi túi mía Kim Tân hấp nóng ngào ngạt hương bưởi thì thật thú vị.

Tham khảo thêm các chuyên đề đặc sắc khác: Bếp từ– Bếp điện-hồng ngoại – Máy hút mùi – Lò vi sóng  – Bếp gas

 
 

Bạn muốn gửi quan điểm của mình bằng cách nào?

Loading Facebook Comments ...
 

No Comments

  1. […] Đặc sản Thanh Hóa xưa và nay (phần 6) […]

 
 

Leave a Comment

 

You must be logged in to post a comment.