Đặc sản món bánh quai vạt miền Tây.

 

Với công thức chế biến đơn giản nhưng cần tới sự khéo léo, không chỉ ở khâu chế biến, mà ăn bánh quai vạt cũng cần tới một nghệ thuật.

Bánh quai vạt hay còn gọi là bánh quai vạc, bánh xếp. Nó là loại bánh có từ rất lâu ở miền Tây.
Có nhiều loại bánh quai vạt khác nhau, tùy thuộc từng miền quê và khẩu vị của từng người như bánh quai vạt nướng, bánh quai vạt trần, bánh quai vạt hấp hay luộc. Các công đoạn nhào bột, nặn bánh và nguyên liệu về cơ bản là giống nhau, chỉ khác ở khâu làm chín bánh.

banh-quai-vat-mien-tay

Đặc sản món bánh quai vạt miền Tây.

Vỏ bánh được tạo nên từ các loại bột: bột mì, bột năng, dầu ăn, nước cốt dừa. Nhân bánh gồm tôm, thịt lợn xay, nấm mèo, hành khô, hành lá xanh. Khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng, sự hấp dẫn của chiếc bánh là khâu nhồi bột và nặn bánh.

Bột năng, bột mì trộn lẫn với nhau và nhào kỹ với dầu ăn, nước cốt dừa, nhồi nhanh tay và kỹ để dầu ăn và bột quện với nhau thành thứ bột đặc sệt, mịn, dẻo là được. Tôm làm sạch, để cả con hoặc băm nhỏ tùy ý, đem trộn lẫn với thịt xay, hành khô băm nhuyễn và nấm mèo, tất cả đem xào chín.
Nặn bánh đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của người nội trợ. Công phu nhất là khâu cán bột. Phải cán bột dài ra, trét lên lớp bột ruột, cuốn tròn lại rồi ép dài ra. Sau đó xếp miếng bột lại làm ba, cán dẹp ra, thao tác lặp lại khoảng ba lần. Sau đó cho nhân bánh vào giữa, xếp đôi hình bán nguyệt, bắt viền bánh. Ngoài ra, cái khéo léo còn ở chỗ xếp làm sao cho mép bánh, viền bánh có đường gấp khúc dợn sóng đều và đẹp.

Sau khi nặn bánh xong tiến hành khâu làm chín bánh. Muốn làm bánh quai vạt trần thì cho bánh vào nồi nước đang sôi luộc chín, khi bột bánh trong là bánh chín, lấy bánh ra cho vào nước nguội và vớt bánh lên cho nguội, sau đó phết mỡ và hành lên trên bề mặt. Bánh có đủ sắc màu: đỏ của tôm, vàng từ thịt, nấm mèo đen, lấm tấm hành lá xanh… bánh quai vạt trần có thể ăn với nước mắm ớt, chanh, tỏi…

Nếu không muốn luộc có thể cho vào xửng hấp chín hoặc nướng bánh. Những ngày trời se lạnh người ta thường ăn bánh quai vạt nướng. Bánh quai vạt khi nướng chín có màu trắng, hơi ửng màu vàng đặc trưng của bánh nướng. Bánh ăn sẽ xốp, ngọt nhân, vỏ giòn thơm hương vị của nước cốt dừa. Vì thế nghệ thuật khi ăn cần 1 tay hứng, 1 tay cầm để vụn bánh không bị rơi là thế!
Ngày xưa, ở miền Tây người ta thường dùng bánh quai vạt làm bánh dẫn cưới sang nhà gái, nhưng hiện nay do có ít thời gian, làm bánh cầu kỳ, đòi hỏi sự khéo léo, kinh nghiệm và cần nhiều bánh nên tục lệ này đã dần mai một.

Các bài viết khác:

 
 

Bạn muốn gửi quan điểm của mình bằng cách nào?

Loading Facebook Comments ...
 

No Comments

  1. […] Đặc sản món bánh quai vạt miền Tây. […]

  2. […] Đặc sản món bánh quai vạt miền Tây. […]

 
 

Leave a Comment

 

You must be logged in to post a comment.