Ngày hội cầu mưa tại chùa Bối Khê – Hà Tây (cũ)

 

Với ngôi chùa Bối Khê đã hình thành lễ cầu mưa đã hội tụ thành một hiện tượng văn hóa dân gian đặc sắc cho .

 

Mùa đông qua đi! Nhà sư vừa đi vừa bấm đốt tay – ngày hội đang đến gần .Với một tiếng chuông trong veo như hòa mênh mông vào cát bụi đem nguồn vui nhắc nhở muôn nhà. Như thường lệ, các lão ông, vãi bà theo tiếng gọi truyền kiếp mà lên chùa cầu an, lòng già như trẻ lại, hăng hái tham gia vào các công việc chuẩn bị cho hội. Vừa lao động các cụ vừa ôn lại sự tích và các mặt văn hóa của chùa.

>> Lễ hội truyền thống của người Hà Tây
>> Những lễ hội khủng khiếp chỉ có ở Việt Nam

1. Đặc điểm ngôi chùa Bối Khê

Chùa Bối Khê nằm trên địa phận xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, chùa được xây dựng từ thời Trần, và đã qua nhiều lần trùng tu. Chùa ở ngay đầu làng Bối Khê. Từ ngoài vào, trước chùa là một khoảng trống khá rộng. Qua đó sẽ đến một cổng gạch, là cổng chùa mà đồng thời cũng là cổng làng. Sau cổng là con ngòi nhỏ, dấu tích của dòng sông Đỗ Động thuở xưa, có nhịp cầu nhỏ bắc ngang. Qua cầu sẽ tới tam quan của chùa – một kiến trúc ba gian, hai tầng tám mái; tầng trên là gác chuông đồng.

Lễ Hội Chùa Bối Khê

Lễ Hội Chùa Bối Khê

Chùa làm theo kiểu “nội công ngoại quốc”: phía trước chùa là nơi thờ Phật, phía sau chùa là nơi thờ thánh, hai bên là hai dãy hành lang dẫn lối, mỗi dãy bảy gian, bày tượng tổ truyền đăng; quây quanh bốn phía, bao bọc lấy thượng điện của ngôi chùa. Tòa này dựng trên nền đất cao ráo, cột to và thấp, đầu đao góc mái uốn cong trông rất thanh thoát; các bộ phận kiến trúc bằng gỗ chạm trổ khá công phu của các nghệ nhân lúc bấy giờ, mang dấu ấn nghệ thuật điêu khắc trang trí đầu thời Trần, nhất là những đầu bẩy ở góc mái bên trái, ngoài hình rồng còn có chạm hình chim thần. Trong ngôi chùa còn giữ được nhiều di vật và đồ thờ quý. Phía trong chùa cùng của tòa thượng điện đặt một bệ đá thờ Phật rất lớn được tạc có từ thời Trần.

2. lễ hội Chùa Bối Khê, lễ hội cầu mưa.

Lạy trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống

Lấy nước tôi cày

Lấy đầy bát cơm

Lấy rơm đun nước

Hai nghi lễ cầu mưa kể trên được tổ chức như những “liệu pháp cấp cứu” tức thời. Để mong mưa thuận gió hòa, dân vùng Bối Khê còn lễ Mẫu và tục đốt pháo đầu xuân

Lễ hội cầu mừa chùa bối khê

Lễ hội cầu mừa chùa bối khê

– Lễ Mẫu được tổ chức vào các ngày Sóc-Vọng hàng tháng (lịch Trăng) trong điện Mẫu – một ngôi đền riêng trong khuôn viên chùa Bối Khê. Đây là một điện Mẫu nông dân vì Tam Tòa chỉ có Mẫu Thiên-Mẫu Thoải-Mẫu Địa. Mẫu Thượng Ngàn thờ riêng ở một ban thờ khác. (Nhiều điện Mẫu ở thành phố đặt Mẫu Thượng Ngàn ở vị trí Mẫu Địa, nhằm cầu xin “tiền rừng, bạc biển”, bàn thờ kiểu này đã bị tầng lớp thương nhân chi phối làm biến đổi). Tư duy nông nghiệp mong Mẫu Thiên ban cho sự thuận hòa về thời tiết về khí hậu, xin Mẫu Địa sự phì nhiêu cho đất đai,và cầu ở Mẫu Thoải (Thủy) nguồn nước đầy đủ để trồng cấy. Ở nhiều nơi Mẫu “Thủ Điện” là Mẫu Thoải. Dân làng Bối Khê bày tượng Tam Tòa ngang hàng, nhưng năm nào ít mưa, họ rước Mẫu Thoải nhô hơn về phía trước như để Mẫu nghe rõ hơn những lời cầu cúng.

Chùa Bối Khê

Chùa Bối Khê

 

– Hội Pháo đầu xuân không chỉ có ở Bối Khê, nhưng như ở Đông Kỳ (Bắc Ninh) thì tổ chức ở sân đình và chùa với việc thi pháo lớn. Ở hội pháo Bối Khê, thì tư duy liên tưởng về các hiện tượng tự nhiên đã rõ nét và phong phú hơn qua tục đốt pháo màn than. Tục này đã lâu không làm nên chỉ còn trong ký ức của mọi người.

boike

– Khoảng gần trưa ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm, các thôn trong làng Bối Khê thi đốt pháo. Người ta đạt trên một ngọn cây tre (cao khoảng 15-17m) một khung giấy tròn (đường kính 40-50cm) quét dày thuốc pháo dễ bắt lửa, xung quanh gắn nhiều pháo con và ở giữa có một quả pháo đại. Cách đốt bằng Nhị Thanh hay Thăng Thiên đặt dưới đất, cắt thuốc vừa đủ, sao cho khi châm lửa nó bay lên vừa tới màn than thì nổ, tạo lửa gây cháy màn, rồi dẫn nổ đến pháo con và pháo đại. Mỗi thôn chọn một số người ra đốt pháo, những người này phải hoàn toàn trong sạch, lý lịch rõ ràng, gia đình không có điều xấu, không tang ma… Lệnh gọi cả thôn vào trước, một người trung niên, mặt thành kính bước lên, hai tay nâng chiếc pháo xá dài vào chùa, miệng lầm rầm những lời cầu nguyện, sau đó bước ra, đặt pháo chiếu lên màn than – Ông chỉnh đi chỉnh lại chiếc pháo trong sự hồi hộp của mọi người, giờ quyết định đã tới, ông thổi lửa bùi nhùi, châm vào đóm, tay run run đưa vào ngòi pháo. Một tiếng xèo (hay tiếng nổ) khô khốc, và, chiếc pháo bay lên… Bao con mắt nhìn theo với một thoáng cầu mong. Nếu ngay từ chiếc pháo đầu mà màn than đã cháy nổ, thì được coi là một báo hiệu tốt lành cho cả vùng, còn nếu không thì thôn thứ hai, thôn thứ ba… thay nhau vào đốt, mọi nghi thức được lặp đi lặp lại cho đến khi một thôn nào đó làm cháy được màn than.

 

Có khi sự việc đốt pháo được quay tới hai ba “vòng” và cuối cùng mọi việc đều tốt đẹp. Cuộc đốt pháo chỉ có người thắng mà không có ai thua, người thắng được dân thôn reo hò công kênh đến trước cửa Phật tạ ơn và lĩnh thưởng. Người ta tin phúc lớn do Thánh ban sẽ đến với mọi nhà trong thôn người đốt được màn than.

“Đệm đàn” cho pháo màn than là pháo tràng và các thứ pháo khác tạo niềm xúc cảm – Có thể hiểu được ý nghĩa tục đốt pháo này như sau:

Sân trước sảnh chùa bối khê

Sân trước sảnh chùa bối khê

 

Màn than đen sẫm thuốc pháo được nhìn nhận như một bầu trời mây đọng nước. Màn than bắt cháy ngoằn ngoèo theo vệt thuốc là hình ảnh những tia chớp. Rồi râm ran pháo con là tượng của sấm rền. Tiếng nổ lớn cuối cùng là sấm đại. Tất cả làm nên một tiếng vọng của cơn mưa như nhắc nhở trời đất thực hiện nhiệm vụ – hãy theo sự gợi ý của chúng tôi đây, mà nổi sấm lên mà gọi mây mưa về cho mọi miền no ấm. Rồi sau hội người ta như cảm thấy đó đây những chồi non thập thò trên mọi nẻo – gọi ngọn xuân phong và thời gian chuyển động để hạt mưa bay và mùa màng xanh tươi mát mắt người trồng. Ý nghĩa cầu mưa theo cách diễn và nhại lại tự nhiên để rồi “gợi ý” cho Trời Đất thuận theo ước vọng của con người còn được thấy trong nghi lễ đánh trống Thiêng. Thực ra, đây không hẳn là một nghi thức riêng, mà nó thường đi kèm với các nghi lễ trên. Ở chùa Bối Khê trước đây có một chiếc trống đại treo trên giá chạm rồng và đao lớn. Viền quanh mặt trống người ta vẽ hoa văn hình chữ S, hình tượng nghệ thuật hóa của chớp. Giữa mặt trống là hình tròn “Lưỡng Nghi” với hai nửa Âm-Dương trong thế đối đãi, vận hành.

 

Trong chỉnh thể này, hình Rồng tượng trưng cho bầu trời mây với các tia chớp (đao), tiếng trống đồng nhất với tiếng sấm. Tiếng rung vang của trống (sấm) như tạo cho Âm-Dương giao hòa, sinh sôi, vạn vật nảy sinh, phát triển.

 

Chỉ với một ngôi chùa Bối Khê, các hình thức lễ cầu mưa đã hội tụ thành một hiện tượng văn hóa dân gian đặc sắc. Chỉ với một nội dung cầu mưa, nguồn hạnh phúc nông nghiệp, của cư dân lúa nước, văn hóa cổ truyền Việt đã thể hiện các nghi lễ phong phú đa dạng. Tâm thức dân gian mang nhiều nét đẹp bất ngờ. Giải mã được các nghi lễ cổ truyền để vừa loại bỏ hủ tục vừa phát huy bản sắc dân tộc là điều mà chúng ta luôn nghĩ tới./.

Các bài viết khác :

>> Lễ hội truyền thống ở Việt Nam

>> Hội chợ Viềng cầu may đầu xuân – Nam Định

>> Hà Tây cái nôi của hội Chèo Tầu

 

Related Posts

  • No Related Posts
 

Bạn muốn gửi quan điểm của mình bằng cách nào?

Loading Facebook Comments ...
 

No Comments

  1. […] >> Ngày hội cầu mưa tại chùa Bối Khê – Hà Tây (cũ) >> Bắc Ninh và những trò chơi truyền thống ngày Hội Lim >> Lễ hội chùa Hương – Hà Tây (hành hương về đất Phật) […]

  2. […] >> Ngày hội cầu mưa tại chùa Bối Khê – Hà Tây (cũ) >> Những lễ hội khủng khiếp chỉ có ở Việt Nam […]

  3. […] Ngày hội cầu mưa tại chùa Bối Khê – Hà Tây (cũ) […]

  4. […] Ngày hội cầu mưa tại chùa Bối Khê – Hà Tây (cũ) […]

 
 

Leave a Comment

 

You must be logged in to post a comment.