Home » Du lịch Hà Nội »
Những ngôi chùa xung quanh Hà Nội (phần 2)
Hà Nội có đến hơn 100 chùa lớn nhỏ khác nhau, mỗi chùa lại có 1 lịch sư và kiến trúc rất riêng…
Chùa Hòe Nhai
Chùa Hoè Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là ngôi chùa cổ, tương truyền có từ đời nhà Lý
Chùa Kim Liên
Là ngôi chùa nằm trên một doi đất bằng phẳng trong thôn Nghi Tàm, xã Quảng An, huyện Từ Liêm (nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ), thành phố Hà Nội. Trong cuốn Văn hóa Việt Nam tổng hợp 1989-1995 do Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương xuất bản tại Hà Nội năm 1989 đánh giá Chùa Kim Liên là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam.
Chùa Tự Khoát
Chùa còn có tên là Hưng Phúc tự thuộc thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Chùa Bồ Đề
Chùa nằm ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội (trước kia thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội), cách bờ bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về phía Nam. Nơi chùa chính thờ Phật pháp, vương triều nhà Trần, tam toà thánh Mẫu.
Chùa Thầy
Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật tích.
Chùa Hương
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
Bạn muốn gửi quan điểm của mình bằng cách nào?
0 Comments
You can be the first one to leave a comment.