Home » Đặc sản Miền Bắc »
Những món đặc sản miền bắc không thể không thử (Phần 6)
Bánh cáy là đặc sản độc đáo của ruộng đồng Thái Bình, xưa chỉ được làm ra để phục vụ ngày tết cổ truyền dân tộc. Mọi thành phần làm nên bánh cáy đều là thành quả của công sức hai sương một nắng của người nông dân lao động trên mảnh đất thân yêu của mình.
- Những món ăn đặc sản Hà Nội không thể không thử (Phần 1)
- Những món ăn vặt không thể bỏ qua khi đến Hà Nội (Phần 2)
- Đặc Sản Bánh Mì Sài Gòn
Nguyên liệu chính của bánh cáy được chế biến từ gạo nếp cái hoa vàng, loại lương thực quý nhất sinh ra từ mồ hôi con người trải qua bao vất vả trước nắng, gió… thiên nhiên.
Trong các nguyên liệu làm bánh cáy, trước hết phải kể tới bỏng nếp, cũng sinh ra từ thóc nếp rang nổ sảy bỏ trấu, rồi đến lạc, vừng rang chín bỏ vỏ, gừng già cạo vỏ xắt nhỏ và chút thịt nạc, mỡ lợn vừa đủ.
Khi ăn bánh cáy, ta bỏ giấy bọc, xắt bánh ra từng khoanh như xắt giò. Trên bốn cạnh của thoi bánh, các màu sắc nâu, vàng, đỏ, xanh trắng… nằm đan xen nhau như chào mời sự lưu ý của con mắt và gợi lên sự liên tưởng tới món “trứng cáy”.
Ngoài ra thực khách còn bị hấp dẫn bởi mùi vị ngon ngọt, ngầy ngậy thơm cay, mùi béo.. lan tỏa ra từ đĩa bánh quyện cùng hương sen, hương ngâu thoang thoảng của chén trà nóng bốc lên. Bánh cáy được làm trước hết để cúng tổ tiên, tỏ lòng thành kính, ghi nhớ công ơn ông cha đã khai phá đồng ruộng, chọn giống, cấy cày trồng trọt… Ngoài ra, người ta cũng dùng bánh cáy làm quà, biếu họ hàng, bè bạn thân thiết chút của ngon vật lạ quê hương. Từ đó bánh cáy đã trở thành đặc sản của một vùng quê lúa.
Các bài viết khác:
Bạn muốn gửi quan điểm của mình bằng cách nào?
0 Comments
You can be the first one to leave a comment.