Đến Bến Tre bị quyến rũ bởi hương thơm rượu dừa

 

Ai đã từng thưởng thức rượu dừa sẽ có sự ngần ngại ngay đầu lưỡi vì rượu nhưng không hẳn là rượu, cay thâm thúy nhưng cũng ngọt ngào

Không giống như các loại rượu khác, rượu dừa uống không say mà chỉ khiến người uống ngất ngây và phảng phất giữ lại một dư vị rất đặc biệt. Không “phiêu phiêu” như rượu cần, không cay nồng như Bàu Đá, không chan chát mặn ngọt như rượu táo mèo, rượu dừa có hương của đất, của dừa. Uống rượu dừa không phải để say men mà để say lòng, một cái gì đó phảng phất nhưng đầy dư vị. Có nhiều người còn đùa rằng uống rượu dừa là để giải khát.

ruou-dua-dac-san-ben-tre

Ở Bến Tre, dừa để làm rượu dừa là dừa già, cơm dày, thơm. Lớp vỏ sùi bên ngoài được mài nhẵn cho trơn láng để tạo độ bóng đẹp, ấn tượng như một bình rượu bầu. Nếp cái được trộn với men cổ truyền chuyên dùng cho rượu nếp. Sau đó, người ta khoét một lỗ nhỏ trên đầu quả dừa, tiêm hỗn hợp nếp cái, men vào theo một tỉ lệ nhất định, hàn kín và ủ từ 15 đến 20 ngày là có thể dùng được.

Rượu có màu trắng ngà, hơi đục, có vị ngọt mát với hương thơm đặc trưng của trái dừa bản xứ. Trong những ngày se se, dùng rượu dừa hâm nóng sẽ tốt và ấm hơn. Những ngày oi nồng, một chút mát lạnh của đá sẽ làm rượu càng thêm ngon. 

Tham khảo thêm các chuyên đề đặc sắc khác: Bếp từ– Bếp điện-hồng ngoại – Máy hút mùi – Lò vi sóng – Máy giặt – Tủ lạnh – Bếp gas

 
 

Bạn muốn gửi quan điểm của mình bằng cách nào?

Loading Facebook Comments ...
 

No Comments

  1. […] Đến Bến Tre bị quyến rũ bởi hương thơm rượu dừa […]

  2. […] Đến Bến Tre bị quyến rũ bởi hương thơm rượu dừa […]

 
 

Leave a Comment

 

You must be logged in to post a comment.