Home » Đặc sản Miền Nam »
Đặc sản măng Le – Tây Nguyên
Mùa mưa đi dọc các đường quốc lộ Tây Nguyên ta thường bắt gặp không biết bao nhiêu chợ măng. Ngoài măng ra không có hàng hoá gì khác. Người Ba Na, Gia Rai, Xê Đăng mình trần da đen cháy ngồi như bất động trên những gùi măng le đợi người đến mua.
Cây le thuộc họ tre nứa khá điển hình trên vùng đất ba gian. Cây le có sức phát tán mạnh mẽ, sức sống dẻo dai đến kỳ lạ. Hễ nơi nào có đất trồng trọt là có cây le xuất hiện. Cây le dù bị đốt cháy, tàn lửa tại đâm chồi khác mọc khoẻ hơn, quả là một loài cây “bất tử”.
Khai hoang đất rừng le chỉ còn cách phải đào cho bằng hết gốc rễ. Đồng bào Tây Nguyên tìm đất làm nương thấy rừng già không ngán nhưng gặp rừng le là phải hoảng sợ. Ở đâu có le mọc thì chỉ có cỏ đuôi chồn và bụi trinh nữ là còn len lỏi được, mọi loài cây khác đều phải thường bước lùi mọc nơi khác. Ở Tây Nguyên, rừng le gần như không có giá trị ngoại trừ măng.
Măng le rất nhiều ăn tươi đã ngon, ăn khô càng bỏ xa măng áo tơi, măng lưỡi lợn gốc nứa, vẩu, mai. Vào các buôn được mời bữa cơm gạo nương ăn với măng le nấu với thịt nai khô có kèm muối đâm lá bép ớt hiếm mới là khách quí. Dù có ngon đến đâu thì măng le vẫn chỉ là măng le nhưng dân vùng biển miền Trung Trung Bộ lại rất ưa thích nên thường được nghe nhấn gọi:
“Ai về nhắn với cội nguồn
Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”
Mùa khô trên Tây Nguyên không còn chợ măng. Chợ măng Gia Lu chỉ còn từng đống từng đống bẹ măng khô, “di Sản” của những phiên chợ măng năm trước. Đến mùa mưa chợ măng bất ngờ mọc lên khắp nơi. Ai cũng nói “càng ngày càng có nhiều chợ măng và chợ măng nào cũng ngày càng lớn thêm”.
Tại sao lại lắm chợ măng như vậy, măng le ở đâu mà lắm thế? Người địa phương ăn sao cho hết được? Trăm người bán nhưng lại chẳng có vạn người mua. Măng thì ế mà rừng thì dần dần cạn kiệt. Câu trả lời dành cho số đồng bảo dân tộc ít người sống du canh du cư phá rẫy làm nương, vài ba vụ đất bạc màu lại bỏ đi phá rừng nơi khác. Nhưng sức tàn phá đó cũng chẳng thấm vào đâu so với diện tích rừng bị phá do bọn cai thầu tứ xứ đổ về đây khai thác gỗ với danh nghĩa liên doanh liên kết với các lâm trường, các cơ quan xí nghiệp từ tỉnh tới huyện xã được cấp giấy phép “làm gỗ cơ chế”, “gỗ tạo vốn” thi nhau phá được nhiều rừng lấy được nhiều gỗ.
Các bài viết khác:
Bạn muốn gửi quan điểm của mình bằng cách nào?
No Comments
[…] Đặc sản măng Le – Tây Nguyên […]
[…] Đặc sản măng Le – Tây Nguyên […]