Những sai lầm thường mắc phải khi nâng cấp PC (Phần 1)

 

Chiếc PC của bạn dù có mới đến đâu thì sau một thời gian cũng sẽ lỗi thời, việc nâng cấp PC chỉ là sớm hoặc muộn.

>> Hướng dẫn nâng cấp CPU cho máy tính (Phần cuối)

Tuy nhiên, có nhiều người dùng không nẵm rõ được làm thế nào để nâng cấp được máy tính đúng nhất và do đó, họ thường mắc phải sai lầm khi chọn lựa hoặc lắp ráp linh kiện. Dưới đây là những lỗi phổ biến nhất mà người dùng hay mắc phải.

Không dùng thiết bị khử tĩnh điện

Lỗi thường gặp và cũng cực kỳ phổ biến khi lắp ráp linh kiện vào máy tính là không sử dụng các thiết bị khử tĩnh điện như găng tay, vòng… Nhiều người dùng không biết đến sự cần thiết của việc này hoặc có biết thì cũng thường tặc lưỡi cho xong vì nghĩ rằng mình đã rút hết nguồn điện, và cứ thế tay không lắp linh kiện thì cũng chẳng vấn đề gì.

Tuy nhiên, bạn nên biết rằng trong cơ thễ mỗi người đều có tĩnh điện và do đó, bạn hoàn toàn có thể truyền chúng vào các linh kiện máy tính như RAM, CPU hay card đồ họa chỉ với một cái chạm nhẹ. Và kết quả là những linh kiện nhạy cảm này sẽ rất dễ bị hư hỏng. Mặt khác, việc cầm vào những sản phẩm như RAM, VGA hay ổ cứng trong thời gian dài cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của chính người dùng. Bởi vậy, hãy cố gắng trang bị cho bản thân một vòng tĩnh điện để bảo vệ cho bản thân mình cũng như các linh kiện để chuẩn bị cho quá trình nâng cấp máy tính.

nang-cap-pc-1
Một loại vòng khử tĩnh điện.

Nâng cấp RAM

Lỗi lớn nhất mà những người dùng không có kinh nghiệm hoặc kiến thức thường mắc phải khi nâng cấp RAM là mua… nhầm loại. Điều này sẽ dẫn đến sự không tương thích giữa RAM cũ và RAM mới, thậm chí là giữa RAM mới và bo mạch chủ, dẫn đến những hỏng hóc không thể lường trước. Hiện nay, để dễ phân biệt, các hãng sản xuất RAM thường có các ký hiệu in trên bao bì. Do đó hãy bỏ chút thời gian để đọc các thông số này, đặc biệt là tốc độ bus (được biểu thị bằng đơn vị MHz).

Mỗi loại RAM khác nhau về số chân cắm, dung lượng và thông số kỹ thuật, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là tốc độ bus. Lý tưởng nhất là bạn nên chọn RAM có tốc độ bus và dung lượng bộ nhớ giống hệt như thanh RAM cũ (ví dụ DDR3 1333 MHz, 2 GB). Tuy nhiên nếu không thể, hãy chọn thanh RAM mới có tốc độ bus tương đương để đảm bảo mainboard có thể nhận được RAM cũng như 2 thanh RAM sẽ chạy được với nhau (ví dụ DDR3 1333 MHz 2 GB và DDR3 1333 MHz 4 GB…). Ngược lại, nếu máy tính của bạn đang dùng thanh RAM DDR3 1066 MHz thì không nên chọn RAM có tốc độ bus cao hơn, ví như DDR3 1333 MHz. 

nang-cap-pc-2

Một sai lầm nữa của người dùng là thường không để ý đến giới hạn RAM mà máy tính có thể nhận được. Dung lượng RAM tối đa mà máy có thể nhận được phụ thuộc vào mainboard (bo mạch chủ) và hệ điều hành. Hiện nay, hệ điều hành Windows Vista trở đi đã hỗ trợ dung lượng RAM khá lớn nên yếu tố này có thể bỏ qua. Còn về mainboard, nếu bạn sử dụng các loại netbook hoặc laptop siêu mỏng thì nên hết sức lưu ý đến vấn đề này. Cách tốt nhất là đọc tài liệu kèm theo máy hoặc hỏi trực tiếp người bán.

 

Xem thêm:

>> Hướng dẫn nâng cấp CPU cho máy tính (Phần 1)

>> Kinh nghiệm thay thế mainboard cho máy tính (Phần cuối)

>> Kinh nghiệm thay thế mainboard cho máy tính (Phần 2)

 
 

Bạn muốn gửi quan điểm của mình bằng cách nào?

Loading Facebook Comments ...
 

No Comments

  1. […] của bạn dù có mới đến đâu thì sau một thời gian cũng sẽ lỗi thời, việc nâng cấp PC chỉ là sớm hoặc […]

  2. […] >> Những sai lầm thường mắc phải khi nâng cấp PC (Phần 1) […]

 
 

Leave a Comment

 

You must be logged in to post a comment.